Thông qua bài viết dưới đây, Acabiz sẽ cung cấp cho bạn những nội dung kiến thức nền tảng, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ nắm bắt được rõ nét 5 bộ chỉ số tài chính quan trọng là cơ sở giúp bản kế hoạch tài chính của bạn tối ưu hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch tài chính cần dựa vào những yếu tố gì?

Xây dựng một bản kế hoạch tài chính chi tiết giúp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định xem mình có đủ khả năng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và thiết lập ra các chiến lược tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư hay không. Về cơ bản, các doanh nghiệp thường xây dựng kế hoạch tài chính sau khi xác định đầy đủ các tầm nhìn, mục tiêu quan trọng từ trước đó. Trong nội dung kế hoạch tài chính sẽ vạch ra chi tiết các hoạt động cần làm, trang thiết bị cần sử dụng để phục vụ thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian cố định.

Để xây dựng kế hoạch tài chính, nhà quản trị doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở tầm nhìn cùng mục tiêu của doanh nghiệp mình. Và để doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng hơn những tầm nhìn và mục tiêu chiến lược đó thì việc đầu tiên nhà quản trị phải làm đó là đánh giá được giá trị ròng và dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp.

Việc đánh giá những yếu tố trên càng rõ ràng thì kế hoạch tài chính doanh nghiệp càng bám sát các mục tiêu đề ra và tăng khả năng thành công trong quá trình thực thi kế hoạch. Tùy vào dữ liệu tài chính mà doanh nghiệp lưu trữ được thì một bản kế hoạch tài chính của doanh nghiệp lâu năm có thể hoạch định được mục tiêu từ 1 – 5 năm. Còn đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nhà quản trị doanh nghiệp nên cân nhắc thiết lập những kế hoạch tài chính trong khoảng 1 năm, sau đó từng bước thu thập dữ liệu từ kết quả tài chính thực tiên trong các năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính lâu dài hơn trong những năm tiếp theo. Nắm rõ bản báo cáo tài chính của công ty sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được giá trị ròng và dòng tiền hiện tại một cách chính xác nhất.

Chỉ số tài chính có công dụng gì?

Các chỉ số tài chính thể hiện rõ nét nhất những thông tin, con số cụ thể có liên quan đến tình hình tài chính của một công ty. Nhìn vào chỉ số tài chính, ban lãnh đạo công ty có thể thực hiện phân tích định lượng và đánh giá các khoản thu nhập, tình hình tăng trưởng, lợi nhuận và định giá của toàn bộ công ty.

Vai trò của phân tích tỷ số tài chính là để:

– Theo dõi hiệu suất công ty: xác định tỷ lệ tài chính và theo dõi sự thay đổi nhằm nắm bắt nhanh chóng các xu hướng tài chính mới.

– So sánh hiệu suất của công ty: So sánh chỉ số tài chính với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường để đánh giá xem hoạt động tài chính của doanh nghiệm đang hoạt động tốt hay kém đi.

Đối tượng sử dụng chỉ số tài chính:

– Người dùng bên ngoài: nhà phân tích tài chính, nhà đầu tư bán lẻ, đối thủ, cơ quan thuế, quản lý, quan sát viên.

– Người dùng bên trong: quản lý doanh nghiệp, nhân viên, chủ đầu tư, chủ sở hữu.

5 bộ chỉ số tài chính quan trọng trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Phân tích chỉ số tài chính được phân loại thành 5 bộ chỉ số cơ bản trong một bản kế hoạch hoàn chỉnh, bao gồm:

– Tỷ lệ thanh khoản: thể hiện rõ nét các chỉ số tài chính đo lường khả năng của doanh nghiệp có thể trả nợ cho các bên liên quan, bao gồm cả khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.Tỷ lệ thanh khoản phổ biến bao gồm có:

Tỷ lệ hiện tại = Tài sản hiện tại / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ kiểm tra axit = Tài sản hiện tại – Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động / Nợ ngắn hạn

– Tỷ lệ đòn bẩy: tỉ lệ này có mục đích là để đo lường số vốn xuất phát từ các khoản nợ. Đồng thời, tỷ lệ đòn bẩy chính là cách để doanh nghiệp đánh giá mực nợ của mình. Các tỷ lệ đòn bẩy được biết đến bao gồm: Tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ bảo hiểm lãi, Tỷ lệ bao phủ dịch vụ nợ.

– Tỷ lệ hiệu quả: tỷ lệ hiệu quả hay còn được biết đến với cá tên là tỷ lệ tài chính hoạt động. Tỷ lệ đánh giá thực tế mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi khai thác tài nguyên, tài sản của mình. Bao gồm: tỷ lệ vòng quay tài sản/ tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho/ tỷ lệ doanh thu phải thu/ số ngày bán hàng trong tỷ lệ hàng tồn kho.

– Tỷ suất lợi nhuận: mục đích chính là đo lường mức độ tạo ra thu nhập liên quan trực tiếp đến doanh thu, tài sản công ty, chi phí hoạt động và nguồn vốn có sẵn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận phổ biến bao gồm: tỷ lệ lãi gộp/ tỷ lệ ký quỹ hoạt động/ tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản/ tỷ lệ lợi nguận trên vốn chủ sở hữu.

– Tỷ lệ giá trị thị trường: nhằm đánh giá khách quan nhất giá cổ phiến của một cổ phiếu của doanh nghiệp. Đánh giá tỷ lệ giá trị thị trường dựa trên các yếu tố: tỷ ệ gái trị sổ sách trên mỗi cổ phiế/ tỷ lệ lợi tức cổ tức/ thu nhập trên mỗi cổ phần tỷ lệ/ tỷ lệ thu nhập giá.

Những bộ chỉ số tài chính được đề cập trên đây là những chỉ số quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và nâng cao mức độ thành công trong mọi bản kế hoạch tài chính. Doanh nghiệp cần phải thực hiện những đánh giá, đo lường cực kỳ chi tiết, đầy đủ các giữ liệu trong chỉ số tài chính nếu muốn phát huy tính hiệu quả của kế hoạch tài chính cho công ty. Chúc các bạn thành công.

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn